CÁI NHÌN CỦA ĐẤNG TỪ NAZARETH
Cái Nhìn của Đấng Từ Nazareth
Giới Thiệu
Có một luật không sai chạy là ai sáng tạo điều chi, dù là tư tưởng hay vật hữu hình, có trách nhiệm về điều ấy. Vị Chân Sư lập nên Thiên Chúa giáo đang phải làm việc rất nhiều về khối tư tưởng mà hơn hai ngàn năm qua tín đồ trong lúc thờ phượng, hiến dâng, suy gẫm, nguyện cầu đã phát ra.Một trong những hành động của Chân Sư là chọn tác giả Cyril Scott ghi lại ý tưởng của ngài về giáo hội, giáo điều, hàng giáo phẩm của đạo; những chỉ dạy ấy được xếp đặt thành sách tên ‘The Vision of the Nazarene’.
Do đặc tính của ngài, lối hành văn rất êm như thơ mà hùng như một linh hồn không khoan nhượng điều gì ngoài điều thật; ý tuyệt hay, lời văn du dương đầy thi tứ. Cổ ngữ được dùng nhiều cho một âm hưởng trang trọng gợi lòng sùng kính ta cảm được khi đọc kinh sách xưa. Kết quả trước tiên củanhững nét đẹp đẽ này là bài khó dịch vì không tìm ra chữ tương đương, và chỉ có thể gợi nên rất ít âm điệu trầm bổng êm dịu trong nguyên tác Anh văn, không thể đem trọn hồn của bài sang văn Việt, nếu bạn đọc ít hài lòng về bài dịch dưới đây xin chỉ thưa: Lỗi tại tôi mọi đàng.
Ý tưởng vô cùng quí giá trong sách trình bầy phần bí truyền của Thiên Chúa giáo, mà khi kinh thánh dịch từ tiếng Hy Lạp sang Anh văn, Pháp văn rồi Việt văn, hay bất cứ ngôn ngữ nào khác đã bị sai lạc, bẻ cong, biến thể, khác xa lời dạy ban đầu. Sách có mục đích chữa lại điều ấy nên tác giả mong mỏi người đọc phổ biến sách đến giáo dân và giáo sĩ của đạo.
…
Về Tín Điều
Rồi Đấng Rạng Rỡ dẫn tôi vào một nhà thờ đang có bậc lão niên hùng hồ kêu gọi người nghe tin sự thụ thai vô nhiễm và các tín điều khác. Chân Sư mỉm cười pha nét thú vị và nói:
- “Người ấy có quan niệm thực lạ lùng về ta, biện thuyết tốn hao năng lực để bắt người nghe tin điềukhông quan trọng chút nào. Ông đã nghĩ sai khi cho rằng ta buồn bực trong lòng, giận dữ nhiều nếu tín đồ không tin Chúa nhập thế bằng phép mầu, và cũng hăng hái biết bao lúc ông cảnh cáo họ chớ tin tà thuyết.
“Hỡi con, loài người mới nông nổi làm sao, ngây thơ một cách lạ lùng khi thờ lạy mở miệng gọi ta là Chúa của Tình Thương, mà lại nghĩ Tình Thương có thể phật lòng với việc thiên hạ tin hay nghĩ về cách Ta được sinh ra.
“Đáng buồn thay, nhìn vào tâm họ Ta thấy nỗi hân hoan vì nghĩ đã tìm ra con đường dễ dàng để được cứu chuộc.
“Thật dễ biết bao khi nói tin vào chuyện tưởng tượng, dễ hơn việc yêu kẻ thù và làm lành cho người bách hại mình.
“Và Ta có hề dạy ai tin sự thụ thai vô nhiễm cùng những tín điều khác thì được cứu rỗi chăng ?Thật Ta đã dạy chỉ cómộtđiều để được cứu rỗi, ấy là thương yêu người bên cạnh như chính mình.
“Ta ước sao tín đồ hiểu rằng bám vào giáo điều chi cũng không làm tâm trong sạch hay tính tình thánh thiện hơn. Nào được vậy, giáo điều làm bóp nghẹt tâm và trí, cho họ cớ phân ly thay vì hòa hợp..
“Hơn nữa, Ta có hề nói thân xác này được thụ thai vô nhiễm chăng ?Chỉ người chép lại đời ta ghi vậy mà khôngphải ai cũng ghi. Có kẻ lại ghi Ta mắng nhiếc cây sung, rằng Ta dễ nổi cơn thịnh nộ và nhiều chuyện vô lý khác nữa. Sao tín đồ chưa nói rằng muốn được cứu rỗi phải tin thêm mấy điềunày ?
“Tiếc thay, kẻ rao giảng kinh thánh lại đánh mất chìa khóa giải các ngụ ngôn của ta và bởi thế giảng chuyện kỳ quặc, nhồi nhét vào đầu người nghe việckhông hệ trọng cùng những trở ngại cản sự mở lòng. Hãy biết rằng mọi linh hồn đều thụ thai vô nhiễm, vô thủy vô chung, đều là con của Thượng đế.
“Chỉ bởi người hiểu kinh thánh từng chữ một thay vì ý nghĩa tinh thần, hiểu nghĩa đen thay vì nghĩa bóng câu văn nên mới sinh chuyện điên rồ quái dị, và cũng từ đó nẩy lòng ngạo mạn ghét bỏ người quanh mình.
“Hãy nghe dụ ngôn này: Xưa kiamột y sĩ xuất hiện giữa nhữngngười bệnh phong (Hansen), mang theo lọ thuốc trị bá bệnh. Ông nói với họ: Hãy nghe kỹ lời ta, ai muốn được chữa hết bệnh bằng thuốc trong lọ phảitheo đúng cách dùng và nhớ nằm lòng vì ta sẽ để thuốc lại nhưng chính thân ta phải đi. Và ông bắt đầu dặn dò phải dùng thuốc cách nào, sau đó ông trao lọ cho mộtngười bệnh rồi nói: Hãy giữ lọ này phát cho mọi người lượng thuốc như ta đã chỉ. Nói xong y sĩ biến đi.
“Chỉ ngay sau đó người bệnh phong tranh luận đủ chuyện, nào y sĩ là ai, ông tới bằng cách nào, ông đi ra sao.Họ cãi nhau dữ quá, hăng quá nên quên mất lời y sĩ, mọi chỉ dẫn bay khỏi trí họ biệt mù không hề trở lại.
“Thế nên tuy lọ thuốc còn nằm giữa bọn mà không ai nhớ được cách dùng, thuốc trở nên vô dụng y như chiếc tầu đầy ngọc ngà châu báu đắm chìm giữa khơi.
“Chuyện có vậy, phước cho kẻ nào hiểu và theo. “
…
Về Hình Tượng
Và Đấng Rạng Rỡ dẫn tôi đến vùng đất xa vào một làng nhỏ có tượng đức Phật to lớn; trước tượng mộtngười đi chùa đang sấp mình đảnh lễ. Và Đấng Chí Kính nói:
- “Hỡi con, khi con thương yêu và biết ơn ai, con đặt hình người ấy trước mặt để nhìn ngắm cho thỏa lòng mà chẳng ai nói gì.
“Thế nhưng khi người huynh đệ này của ta sấp mình vì tình thương và lòng biết ơn trước tượng ngài, Đấng chỉ đường tới sự bình an, tín đồ của ta lên án anh, nói anh thờ hình tượng, là kẻ ngoại đạo, bán khai.
“Rất cần thay, ai muốn kết ánphải tập hiểu; bởi vậy ta có nói lúc xưa: Chớ xét đoán để con không bị xét đoán, vì dưới mắt Thượng đế của huynh đệ này của ta khôngphải là người thờ hình tượng.
“Kẻ không hiểu biết vội vàng nói Phật tử này thờ lạy tượng đá, nhưng thật ra anh đang thờ lạy Đấng mà hình này chỉ là biểu tượng, cũng như ảnh người thân chỉ tượng trưng cho người ấy.
“Hãy xem, có bao kẻ sấp mình trước ảnh ta nhưng chỉ có ai dốt nát mới gọi họ là thờ ngẫu tượng. A, nhiều ngẫu hình còn tệ hại, nguy hiểm hơn tượng đá và kẻ dại khờ tôn vinh chúng, góp nhặt của cải cho mình.
“Quả vậy, họ thờ sự giàu sang, khoái lạc, tiếng tăm, danh vị và nhữngđiều làm hư hoại chính họ, hư hoại tâm ai dính liền với họ.
“Những người này ra công giữ gìn thần của cải, thần danh vọng của họ và rất sẵn sàng đập phá tượng thờ của tín đồ tôn giáo khác, nhữngngười lòng ta quí yêu.
“Rồi họ cũng đập vụn hình ảnh ta, nói mà không hiểu: Tôn giáo chúng ta không thờ hình tượng; hãy vứt đi những vật làm tôn giáo suy đồi !
“Hỡi con, hãy biết rằng cho dù không thờ hình tượng, mộtngười vẫn có thể đang vái lạy ngẫu hình. Quả vậy, ai ca tụng kinh sách chữ nghĩa thay vì tư tưởng cùng phần tinh thần, dưới mắt Thượng đế họ cũng là kẻ lạy ngẫu hình.
“Ta nói thêm, ai thờ lạy Thượng đế như là mộtngười (có đầy hỉ nộ ái ố như người phàm) cũng có tính này ít nhiều trong tâm, vì Đấng Tuyệt Đối, Vô Hạn bị biến thành tương đối.
“Cũng vậy, biết bao lần người chép kinh thánh đã lầm lộn con người Ta với con Đường và Tính Thiêng Liêng mà Ta có sứ mạng giải bầy.
“Ta đã dặn các tông đồ: Lời Ta dạy khôngphải do chính Ta nói, mà do Cha trong Ta làm. Ta không hề đòi được thờ lạy, chẳng phải Ta đã trách ai nói Ta tốt lành, mà dạy rằng chỉ cómột Đấng duy nhất tốt lành và đó là Thượng đế sao ?Thế nhưng tông đồ không nhớ lời trách này.
“Nếu Ta dặn tông đồ hãy thương yêu, ấy chẳng phải cho ta mà cho họ, vì quả thật, từ ái là của ăn cao quí nhất cho linh hồn nào biết thương yêu.
“Hỡi con, hãy nói cùng anhem rằng Cha cótrong mọi người, ai ai cũng có tâm thức của Thượng đế và nhờ vậy hòa hợp làm Một với Cha. Làm Một với Cha là làm một với muôn loài, ý niệm được Hiểu Biết và Bình An Tuyệt Đối.
“Nhưng cũng hãy biết rằng ai nói đã hiểu được Thượng đế là chưa thông.Vì loài ngườikhông thể hiểu Thượng đế, y như con mối trên gò mối không thể hiểu đượcngười.Dầu vậy, Ta gọi Thượng đế là ‘Cha’ mà Ngài còn hơn Cha lành; Thượng đế là Từ Ái mà Ngài còn hơn Từ Ái. Phải, Thượng đế là tất cả gì có thể hiểu được mà còn hơn thế kia. “
Nói xong Chân Sư bao phủ của Phật tử bằng hào quang chói lọi của ngài khiến anh tưởng đó là ân huệ xuống từ Đức Phật và lòng hoan hỉ tột cùng.
Đấng Rạng Rỡ mỉm cười dắt tay tôi quay về sân của ngài.
Bài đọc thêm:
Sợi Thừng và Dòng Sông, PST 73